Tìm kiếm tin tức

 

Triển khai các Thông tư 43, 44, 45/2018/TT-BGTVT và Quyết định số 1577/ QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
Ngày cập nhật 28/08/2018

Thực hiện nội dung văn bản số 5983/UBND-GT, ngày 14/8/2018 và số 6211/ UBND-GT, ngày 22/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc triển khai các Thông tư 43, 44, 45/2018/TT-BGTVT và Quyết định số 1577/ QĐ-BGTVT  của Bộ Giao thông vận tải; Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung của Thông tư này như sau:

1. Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam
 
Cụ thể, các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam gồm:
 
Vùng 1: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
 
Vùng 2: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
 
Vùng 3: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
 
Vùng 4: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Phú Yên: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.
 
Vùng 5: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Ninh Thuận: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
 
Vùng 6: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền.
 
Vùng 7: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
 
Vùng 8: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển Việt Nam: Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến vị trí tàu chứa dầu khí tại các cảng dầu khí ngoài khơi, các công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam.
 
Thông tư nêu rõ, tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
 
Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 2 tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
 
2. Thông tư số 44/2018/TT-BGTVT ngày 03/8/2018, của Bộ Giao thông vận tải Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật công tác nạo vét công trình hàng hải
 
Theo đó, nội dung của định mức kinh tế - kỹ thuật công tác nạo vét công trình hàng hải bao gồm mức hao phí lao động và mức hao phí máy thi công, trong đó:
 
Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng;
 
Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, lao động phụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc và thu dọn hiện trường thi công;
 
Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng;
 
Mức hao phí máy thi công là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
 
3. Thông tư 45/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.
 
 Trong đó có sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm các chủ đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc. Cụ thể, giao chủ đầu tư trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
 
Đồng thời:
 
Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc;
 
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm; các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
 
Báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả quản lý, khai thác, và đồng thời thực hiện trách nhiệm tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT.
 
4. Quyết định số 1577/QĐ-BGTVT ngày 20/7/2018 về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về GTVT hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2018.
 
Theo đó, Công bố kèm theo Quyết định này là Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về GTVT hết hiệu lực thi hành một phần và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về GTVT hết hiệu lực thi hành toàn phần 6 tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 1/1/2018-30/6/2018).
 
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
 
Nội dung của các Thông tư và Quyết định nêu trên được đăng tải trên trang Công báo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ: http://congbao.thuathienhue.gov.vn, hoặc tại Website của Bộ Giao thông vận tải, địa chỉ:  http://www.mt.gov.vn/vn, hoặc của Sở GTVT Thừa Thiên Huế: https://sgtvt.thuathienhue.gov.vn/.
 
Sở Giao thông vận tải xin thông báo để các cơ quan, đơn vị có liên quan biết triển khai thực hiện.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 256