Tìm kiếm tin tức

 

Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
Ngày cập nhật 30/06/2010

     Ngày 24/6/2010, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã ký ban hành Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

Thông tư 14/2010/TT-BGTVT gồm 05 Chương với 55 Điều, quy định Kinh doanh vận tải Hành khách bằng xe ô tô, gồm Kinh doanh vận tải Hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải Hành khách bằng xe Buýt, Kinh doanh vận tải Hành khách bằng xe Taxi, Kinh doanh vận tải Hành khách bằng xe hợp đồng, Kinh doanh vận tải Hành khách du lịch bằng xe ô tô; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô...
Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Trách nhiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong phạm vi cả nước, trực tiếp quản lý đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly trên 1000 (một nghìn) ki lô mét.
- Công bố mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.
- Thống nhất in, phát hành Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”, phù hiệu “XE TAXI”, biển hiệu “XE DU LỊCH”.
- Biên soạn giáo trình, hướng dẫn các quy định cụ thể về việc tập huấn hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách, an toàn giao thông cho lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe.
- Khai thác (định kỳ, đột xuất) thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc từ cơ sở dữ liệu tại máy chủ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Lập trang thông tin điện tử tổng hợp về quản lý, khai thác hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Quản lý hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong phạm vi địa phương.
- Công bố mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, mạng lưới tuyến xe buýt.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt:
+ Quy hoạch chung mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt. Bao gồm cả: tỉ lệ vận tảỉ hành khách công cộng bằng xe buýt và kế hoạch thực hiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật;
+ Các chính sách ưu đãi của nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn;
+ Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt;
+ Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn căn cứ vào đặc thù, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân đồng thời hạn chế và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
- Quyết định mở, ngừng hoạt động đối với các tuyến xe buýt, bổ sung, thay thế xe, điều chỉnh hành trình, khi được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe buýt.
- Quyết định giao kế hoạch cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương.
- Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ 1000 (một nghìn) ki lô mét trở xuống, các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, các tuyến xe buýt.
- Khai thác (định kỳ, đột xuất) thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc từ cơ sở dữ liệu tại máy chủ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Lập trang thông tin điện tử về quản lý, khai thác hoạt động vận tải bằng xe ô tô của địa phương.
- Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ trên địa bàn.
- In ấn, cấp phát và quản lý sổ nhật trình chạy xe theo quy định.
- Quản lý, cấp các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Về hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định sau:
- Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành quy định vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô;
- Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành quy định về vận tải khách bằng taxi;
- Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 16 tháng 10 năm 2006 ban hành quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
- Quyết định số 07/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày ngày 29 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô" ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007; "Quy định về vận tải khách bằng taxi" ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Các loại phù hiệu, sổ nhật trình theo các quyết định hiện hành được sử dụng đến hết thời hạn được ghi nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2010.
3. Các tuyến cố định liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên đang xuất phát và kết thúc tại các bến xe không phải là bến xe loại IV, III, II, và loại I được hoạt động đến hết thời gian cho phép nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.940.590
Truy cập hiện tại 5.593