Tìm kiếm tin tức

 

Cổ phần hóa nốt các doanh nghiệp quản lý, sửa chữa đường bộ
Ngày cập nhật 07/11/2011

     Năm 2010, Tổng cục đường bộ VN được thành lập, tham gia vào mọi lĩnh vực quản lý nhà nước về đường bộ. Đây là lĩnh vực có tính xã hội hóa cao, những vấn đề xã hội đang đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước phải giải quyết trong thời gian tới không phải ít: đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện an toàn hơn, chất lượng đầu tư XDCB, kiểm soát tải trọng xe...

Thành lập Tổng cục Đường bộ VN

Năm 2010, chứng kiến những sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của Ngành ĐBVN: Tổng cục ĐBVN được thành lập, ra mắt và chính thức hoạt động từ ngày 26/3/2010 với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được xác định như một cơ quan nhà nước có con dấu quốc huy, có vai trò tham dự vào tất cả các lĩnh vực quản lý đường bộ của quốc gia và đại diện cho Chính phủ Việt Nam ở một số lĩnh vực được Chính phủ uỷ quyền. Năm 2010, ngành Đường bộ Việt Nam vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, đây là phần thưởng cao quý cho CBCC Tổng cục ĐBVN và toàn ngành ĐBVN.

Ngay sau ngày ra mắt, Tổng cục ĐBVN đã tập trung xây dựng, củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý của toàn Tổng cục tương xứng với quy mô, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được Thủ tướng Chính phủ quy định. Trong một năm qua, thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Bộ GTVT trong việc thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục ĐBVN đã có chuyển biến rõ rệt, thay đổi cả về lượng và chất với quy mô bộ máy quản lý của Tổng cục đã được củng cố toàn diện, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đã được tăng cường, khối lượng công việc đảm nhiệm lớn.

Vẫn thiếu vốn cho quản lý bảo trì đường bộ

Vốn bảo trì đường bộ năm 2010 là 2.764 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân cho 1km/1 năm là 164,5 triệu đồng. Về giá trị tuyệt đối, vốn KH giao năm 2010 cao nhất từ trước đến nay, song cũng chỉ đáp ứng khoảng gần 60% nhu cầu.

Do nguồn vốn cấp cho công tác bảo trì đường bộ còn hạn hẹp, trong khi khối lượng bảo trì ngày càng tăng, nhất là thiệt hại do bão, lụt gây ra, đồng thời giá vật liệu và chế độ tiền lương luôn có sự gia tăng so với những năm trước, vì vậy phân bổ vốn vẫn chủ yếu ưu tiên cho bảo dưỡng thường xuyên (BDTX), xử lý điểm đen, các cầu yếu, đảm bảo ATGT, sửa chữa mặt đường, khắc phục bão lũ đảm bảo giao thông bước 1. Vốn bố trí cho bảo dưỡng định kì thiếu thốn, chỉ đảm bảo giữ đường cho êm thuận, “hỏng đâu sửa đấy”.

Trong khi đó, năm 2010 có tới 6 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới và 03 đợt mưa lớn xảy ra tại khu vực miền Trung và Nam Trung bộ gây ngập lụt lớn, làm hư hỏng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Mật độ phương tiện lưu thông lớn, đang gia tăng nhanh cũng là áp lực lớn lên đường sá. Tuyến QL1A: tại Km1871+800 (TP HCM) có 128.300 xe quy chuẩn (pcu)/ngày đêm; QL5 tại Km93 có 52.400 pcu/ngày đêm. Mật độ giao thông tăng quá cao đã vượt quá năng lực phục vụ của đường.

93 dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Tính đến cuối năm 2010, tổng số có 93 dự án Bộ GTVT giao cho Tổng cục ĐBVN làm chủ đầu tư. Trong đó có 19 dự án vốn trái phiếu Chính phủ, 8 dự án vốn ngân sách, 7 dự án vốn ODA, 12 dự án vốn BOT và 47 dự án vốn CBĐT. Kế hoạch vốn XDCB năm 2010 Tổng cục được giao 3 550,06 tỷ đồng. Thực hiện cả năm 2010 đạt 5.011 tỷ đồng (đạt 141%); Giải ngân 4.600 tỷ đồng (đạt 130% KH).

Theo đánh giá của Tổng cục ĐBVN chất lượng dự án đầu tư đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên công tác Tư vấn thiết kế vẫn còn rất nhiều tồn tại, chậm trễ, chất lượng hồ sơ nhiều sai sót, công tác kiểm tra, giám sát nghiệm thu khảo sát thiết kế của các Ban QLDA chưa được thực hiện nghiêm túc, còn sơ sài, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án đầu tư. Công tác GPMB các địa phương giải quyết rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, có nhiều dự án phải kéo dài thời gian thi công do vướng mặt bằng đã làm tăng TMĐT dự án.

Tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, phổ biến pháp luật và quản lý vận tải

Thực hiện Chương trình xây dựng VBQPPL năm 2010 của Bộ GTVT, Tổng cục đã trình đạt 100% kế hoạch. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Tổng cục triển khai mạnh với nhiều hình thức: tuyên truyền Luật GTĐB các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật GTĐB năm 2008 trên Báo GTVT, Báo Bạn đường, Tạp chí Đường bộ, Tạp chí Vận tải ôtô... theo kế hoạch và theo chuyên đề.

Trong năm 2010, công tác quản lý vận tải trong nước được Tổng cục chỉ đạo, thực hiện trên tất cả các mặt, từ công tác xây dựng văn bản quản lý nhà nước liên quan đến công tác vận tải, đến chương trình thanh, kiểm tra hoạt động vận tải từ luồng tuyến khai thác, bến xe, trạm dừng nghỉ. Năm 2010 có tổng số 115 tuyến vận tải mới mở, công bố 104 tuyến, trong đó có 36 tuyến trên 1000 km. Chấp thuận 46 tuyến cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến trên 1000km; Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với 504 bến xe trong cả nước.

Trong năm 2010 đã kiểm tra, xác nhận đưa 12 Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện vào hoạt động, nâng tổng số cả nước lên 72 Trung tâm sát hạch lái xe. Kiểm tra thẩm định cấp phép đào tạo lái xe ô tô cho 19 cơ sở. Cả nước hiện có 245 cơ sở đào tạo ô tô và 409 cơ sở đào tạo mô tô. Tính đến nay, cả nước có 36 cơ sở đào tạo lái xe FC, 22 Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện sát hạch lái xe hạng FC; số người được cấp GPLX hạng FC là 21.377 trên tổng số 25.144 phương tiện đầu kéo kéo sơmi romooc, đáp ứng 85% nhu cầu.

Tổng cục cũng tiến hành bổ sung, sửa đổi giáo trình đào tạo lái xe phù hợp Luật GTĐB năm 2008; Triển khai Đề án đổi mới quản lý GPLX theo chỉ đạo của Bộ, thực hiện cấp GPLX mới từ đầu năm 2011.

Theo Báo GTVT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.940.019
Truy cập hiện tại 5.394