Tìm kiếm tin tức

 

Những quy định mới của luật GTĐB sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2009
Ngày cập nhật 18/02/2009

Luật GTĐB mới (xem tại đây) gồm tám chương, 89 điều. Trong số 89 điều chỉ có ba điều được giữ nguyên nội dung và kết cấu; 68 điều bổ sung, sửa đổi và 18 điều mới.

Một số nội dung mới của luật GTĐB (có hiệu lực từ 1/7/2009) như sau:
-    Nghiêm cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/ một lít khí thở.

-    Người sử dụng xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

-    Các đối tượng không được đi vào đường cao tốc gồm: người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h.

-    Độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới bảy tuổi.

-    Cho phép xe ô tô của người nước ngoài (đăng ký tại nước ngoài) có tay lái nghịch được tham gia giao thông (theo quy định chi tiết của Chính phủ).

-    Độ tuổi của người lái xe ô tô cũng được nâng lên: theo đó, tuổi tối thiểu của lái xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi tăng từ 21 (Luật năm 2001) lên 24 tuổi; lái xe ô tô trên 30 chỗ ngồi tăng từ 25 lên 27 tuổi và nâng hạng giấy phép lái xe với người lái xe tải kéo sơ mi rơ móc (nâng từ hạng C –21 tuổi lên hạng FC-24 tuổi).

-    Kinh doanh vận tải bằng ô tô phải gắn thiết bị giám sát hành trình (một dạng hộp đen) của xe, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình thực tế.

-    Người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật.

-    Các đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

-    Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng độ thị phải bảo đảm từ 16 - 26% để đáp ứng  yêu cầu phát triển lâu dài của giao thông đô thị.

-    Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
    Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

DXNGOC tổng hợp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 402