Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Xã hội hóa nhanh công tác bảo trì đường bộ
Ngày cập nhật 24/11/2012

Tổng cục ĐBVN vừa hoàn thành việc chuyển toàn bộ doanh nghiệp QLBT đường bộ còn lại về các tổng công ty xây lắp thuộc Bộ GTVT. Đây là một bước sắp xếp lại tổ chức để Tổng cục ĐBVN tập trung làm nhiệm vụ quản lý nhà nước (QLNN) về đường bộ và nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình xã hội hóa công tác quản lý bảo trì đường bộ.

Tổng cục ĐBVN chỉ tập trung  cho nhiệm vụ QLNN

22 doanh nghiệp QLSC đường bộ 100% vốn nhà nước làm nhiệm vụ QLSC đường bộ từ Tổng cục ĐBVN vừa đây đã hoàn tất mọi thủ tục để chuyển về các TCT xây lắp của Bộ GTVT cùng đóng trên địa bàn.

Theo đó, 8 doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn khu vực phía Bắc thuộc Khu QLĐB II đã chuyển về TCT Xây dựng CTGT 1.  4 doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn khu vực miền Trung chuyển về TCT Xây dựng công trình giao thông 4. 4 doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ thuộc Khu QLĐB V chuyển về TCT xây dựng CTGT 5. 6 doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn khu vực phía Nam thuộc Khu QLĐB VII về TCT Xây dựng công trình giao thông 6.

Lần này, tổng số nhân sự của cả 22 doanh nghiệp được chuyển đi là 4.136 người, tổng số vốn chủ sở hữu (đã loại trừ giá trị còn lại của các nhà Hạt quản lý đường bộ) bàn giao là hơn 271 tỷ đồng.

Trước đó, theo tiến trình chung, để thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005, 35 doanh nghiệp đã được tiến hành CPH bắt đầu từ năm 2006 đến cuối 2009 và đã được chuyển khỏi Tổng cục ĐBVN sang Bộ Tài chính và Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN. 22 doanh nghiệp còn lại chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty TNHH 100% vốn nhà nước và đến nay cũng đã được chuyển khỏi Tổng cục ĐBVN.

Như vậy, đến thời điểm này, Tổng cục ĐBVN không còn giữ vai trò là cơ quan chủ quản đối với các doanh nghiệp QLSC đường bộ. Các doanh nghiệp QLSC đường bộ thuộc các Sở GTVT đến nay cũng đã tiến hành CPH và tách khỏi cơ quản chủ quản. Trên cả nước, các doanh nghiệp QLSC đường bộ hiện nay đều là các công ty cổ phần và công ty TNHH và đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tổng cục ĐBVN và các Sở GTVT nay chuyên trách làm nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác QLBT hệ thống đường bộ trên phạm vi cả nước và sẽ là chủ đầu tư các dự án QLBT đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn từ Quỹ BTĐB.

Thay đổi cách thức quản lý, bảo trì đường bộ

Theo ông Lê Đình Thọ - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN; việc Tổng cục ĐBVN không còn giữ vai trò chủ quản đối với các doanh nghiệp QLSC đường bộ, là một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình xã hội hóa công tác QLBT đường bộ. Một trong số diễn biến mới nhất, tác động mạnh mẽ nhất đối với công tác QL&BT đường bộ là việc Thủ tướng Chính phủ chính thức chấp thuận việc cho ra đời và hoạt động Quỹ Bảo trì đường bộ.

Ngày 13/3/2012, căn cứ Điều 49 Luật GTĐB, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ Bảo trì đường bộ. Theo đó, các cơ quan được giao kinh phí của Quỹ có trách nhiệm triển khai việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị quản lý, bảo trì công trình đường bộ theo quy định. Như vậy việc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bảo trì hệ thống đường bộ trực thuộc Tổng cục ĐBVN nay được chuyển khỏi Tổng cục là bước đi phù hợp.

Quan hệ giữa Tổng cục ĐBVN và các công ty QLSC đường bộ cho đến nay đã hoàn toàn đủ điều kiện pháp lý công khai minh bạch để thực hiện đầy đủ mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhà thầu QLBT đường bộ: quan hệ qua hợp đồng.

Cùng đó, Tổng cục ĐBVN cũng đang xúc tiến mạnh việc xã hội hóa công tác QLBT đường bộ. Việc thí điểm thực hiện hợp đồng PBC - quản lý và bảo trì đường bộ theo mục tiêu chất lượng đang được nhân rộng tại cả 4 Khu QLĐB của Tổng cục. Việc thực hiện hợp đồng này yêu cầu nhà thầu làm PBC phải tích hợp cả năng lực quản lý, sửa chữa và bảo trì đường, thực hiện hợp đồng trong thời gian dài từ 3 - 5 năm.

Theo Phương Anh (Bao GTVT)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 435