* Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp thì bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng sau:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 nghị định số 127/2008/NĐ-CP:
a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sau tháng.
b) Hợp đồng lao động không xác định thời gian.
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sau tháng.
d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
2. Người sử dụng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Là người sử dụng lao động có thể sử dụng từ mười người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trng nhân dân.
- Tổ chức chính trị - tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có sử dụng lao động là người Việt Nam, Trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
* Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 1% và Nhà nước lấp từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra, có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. Mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Nếu người lao động thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung (nếu có); tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung, thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
* Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Từ ngày 01/01/2009 người lao động và các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và ít nhất tới 01/01/2010 người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
* Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ, điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi mât việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.