Tìm kiếm tin tức

 

Phấn đấu xây dựng: "Một xã hội giao thông đầy tình người và không tai nạn"
Ngày cập nhật 27/06/2008

   "Phấn đấu một xã hội không có TNGT; Phấn đấu giảm số người chết và người tàn tật xuống con số không". Đó là một trong những sứ mệnh của việc nghiên cứu phát triển ATGT đường bộ ở các quốc gia. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới đề ra các mục tiêu lạc quan gần như không thể thực hiện được. Mặc dù mục tiêu đề ra khó thực hiện cùng với những chính sách cần đưa ra đích phấn đấu lạc quan để tạo động cơ cho mọi người. Vì vậy đề xuất của đoàn nghiên cứu cho ATGT ở Việt Nam là: "Một xã hội giao thông đầy tình người và không tai nạn". 

   Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đảm bảo trật tự ATGT song số vụ tai nạn và số người chết vẫn còn ở mức cao. Tình hình đặt ra yêu cầu bức thiết cho việc xây dựng một chiến lược lâu dài, đồng bộ nhằm tăng cường, đảm bảo trật tự ATGT. Trước đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA đã quyết định hỗ trợ triển khai nghiên cứu Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xây dựng Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ đến năm 2020 và xây dựng chương trình hành động quốc gia đảm bảo ATGT đường bộ trong giai đoạn 2008 đến 2012. Ngoài việc nghiên cứu ATGT đường bộ, Đoàn nghiên cứu còn xem xét các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Dự kiến nghiên cứu sẽ thực hiện trong vòng 13 tháng trên cơ sở phối hợp giữa Đoàn chuyên gia tư vấn của JICA và ủy ban ATGT Quốc gia cùng với các Bộ, ngành có liên quan.

   Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, JICA sẽ tiến hành rà soát và phân tích hiện trạng giao thông đường bộ của Việt Nam. Theo những thu thập của JICA, tốc độ cơ giới hóa ở Việt Nam tăng đến mức kỉ lục. Tính từ năm 1990, cả Việt Nam có khoảng hơn 1.000 xe máy thì đến năm 2006 lên đến gần 20.000 xe máy, tăng gấp 22 lần sau 16 năm. Ước tính trung bình cứ 100 người Việt Nam có khoảng 22 xe máy và 1,2 xe ôtô. Trên thực tế 70% số vụ tai nạn xảy ra đều từ người điều khiển xe máy gây nên với độ tuổi từ 16 đến 29 tuổi. Nhiều nhất là các vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến quốc lộ chiếm 44% tổng số vụ. Sau đó mới đến các tuyến tỉnh lộ và đường nội đô. Tại các đô thị lớn, đông dân, kinh tế phát triển như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương có tỷ lệ số vụ và số người chết cao nhất nước so với các địa phương khác. Chỉ tính sơ trong năm 2007, thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra đã chiếm 2,89% GDP tương đương 2,041 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020 sẽ trên 5,551 tỷ USD. Tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn nếu dự báo của JICA về tỷ lệ gia tăng số phương tiện cơ giới từ năm 2008 đến năm 2020 khoảng 7,1 % trở thành hiên thực, tức là sẽ có 52,6 triệu phương tiện vào năm 2020.

   JICA đã làm phép tính so sánh tỷ lệ người chết của Việt Nam năm 2006 là 15,2; Nhật Bản là 6,21; Đức là 6,5; Singapore là 4,2 cho thấy tỷ lệ người chết của Việt Nam trong những năm qua là quá cao so với mặt bằng chung của thế giới. Tuy nhiên, theo ông Takagi Michimasa - Trưởng nhóm nghiên cứu của JICA thì: "Cách đây 30 năm, Nhật Bản đã từng phải đối mặt với tình hình TNGT trầm trọng không kém gì Việt Nam. Năm 1970, số người chết vì TNGT tại Nhật lên đến mức cao nhất là 16.765 người. Người ta phải dùng từ cuộc chiến tranh giao thông để diễn tả tình trạng này. Cũng từ đây, Chính phủ Nhật Bản đã quyết tâm xây dựng Bộ luật ATGT trong đó lập khung thể chế, kế hoạch đảm bảo ATGT 5 năm với mục tiêu phải giảm số người chết vì TNGT. Đến nay, số người chết tại Nhật Bản đã giảm còn 6.800 người. Vì thế, những kinh nghiệm, bài học của Nhật Bản trong cuộc chiến chống lại TNGT chắc chắn sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam trong việc tìm ra các biện pháp cải thiện tình hình ATGT hiện nay".

   Vì vậy, mục tiêu của Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ đến năm 2020 là sẽ giảm số người chết hoặc giảm tỷ lệ số người chết trên 100 nghìn dân xuống thấp hơn 6,4 người chết. Trước mắt, việc làm cần thiết nhất trong thời gian này là nâng cao năng lực và chức năng của các tổ chức có liên quan đến ATGT; xây dựng tổ chức, các quy định để đảm bảo tính bền vững cho các giải pháp ATGT. Nhưng bên cạnh đó cần chú trọng khâu chăm sóc và điều trị nạn nhân TNGT. Phải cải thiện hệ thống cấp cứu, điều trị và chăm sóc, hệ thống bảo hiểm… để phù hợp với sứ mệnh "Một xã hội giao thông đầy tình người và không tai nạn".

Theo Trang tin BGTVT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.935.218
Truy cập hiện tại 3.199