Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Sơ cứu cho người bị tai nạn giao thông
Ngày cập nhật 12/01/2008

Các phương pháp cơ bản để cấp cứu người bị tai nạn giao thông

Nếu nạn nhân hôn mê: Cần cho nằm ưỡn cổ, độn gối, đầu đặt nghiêng. Móc hết đờm dãi, đát cát, dị vật ở mũi, miệng. Nếu nạn nhân bị tụt lưỡi có thể dùng tay kéo lưỡi tạm thời ra ngoài và chuyển nạn nhân ngay tới cơ sở y tế gần nhất.


Nếu nạn nhân ngừng thở cần hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: Nếu có ngừng tim thì cấp cứu ngừng tuần hoàn (bóp tim) đồng thời với cấp cứu hô hấp.


Nếu chảy máu nhiều. Lấy tay ấn nhẹ vào vết thương hoặc ấn vào đường đi của động mạnh ở phía trên vết thương (với chi trên: ấn vào hõm nách; mặt trước khủyu tay. Với chi dưới: ấn mạnh vào nếp bẹn. Vết thương vùng cổ; ép vào bên cạnh khí quản).


Nếu có túi băng cá nhân tại chỗ, đặt gác sạch trực tiếp lên vết thương sau đó băng ép chặt. Tuyệt đối không được garô với vết thương phần mềm. Chỉ garô trong trường hợp toàn bộ hay một phần chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn.


Nếu nạn nhân bị thương vào đầu hoặc nghi có gẫy xương cần nẹp cố định, bất động chỗ gẫy có thể dùng phương tiện tại chỗ như: que tren, thanh gỗ, dạt giường, thậm chí mãnh bìa cứng đối với trẻ nhỏ. Đối với gẫy xường đùi khi không có dụng cụ để bất động, có thể buộc hai chân vào nhau sau đó chuyển nạn nhân ngay tới cơ sở gần nhất.


Di chuyển nạn nhân: nhẹ nhàng tránh thô bạo. Một người luồn tay xuống đỡ chân; hông, một người đỡ vai-đầu để tránh di lệch cột sống. có thể áp dụng các tư thế đặc biệt để di chuyển nạn nhân như bế xốc nách, kéo lê gót… nhưng nói chung cần tránh hết sức tránh vì nếu vận chuyển không đúng còn làm nguy hại thêm cho nạn nhân.

Theo Báo GTVT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 669