Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Triển khai Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT đối với các công trình xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 19/05/2017

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN41: 2016/BGTVT thay thế QCVN 41:2012/BGTVT và QCVN 83:2015/BGTVT) đã ban hành theo thông tư 06/2016/TT-BGTVT và có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2016. Về cơ bản QCVN41:2016 được kế thừa, bổ sung điều chỉnh trên cơ sở của các quy chuẩn trước và nội dung cơ bản không khác nhiều mà chỉ theo hướng rõ ràng hơn, chi tiết hơn, hạn chế tình trạng cắm quá nhiều biển cảnh báo, khắc phục các bất cập của quy chuẩn trước với thực tế áp dụng. Tuy nhiên, qua theo dõi quá trình thi công, nghiệm thu bàn giao và thực hiện quản lý chất lượng công trình giao thông theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều đơn vị chưa áp dụng QCVN 41:2016.

Sở GTVT Thừa Thiên Huế đề nghị các chủ đầu tư có quản lý dự án công trình giao thông, các đơn vị tư vấn lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Các báo hiệu đường bộ cũ chưa phù hợp với quy chuẩn nhưng không gây hiểu nhầm sẽ được thay thế dần theo lộ trình.

2. Một số lưu ý cụ thể:

    - Kích thước, chữ viết biển báo trong QCVN 41:2016 đã được tăng lên phù hợp với tốc độ xe được phép lưu thông, sử dụng mẫu chữ thống nhất.

    - Biển báo chữ nhật, hình vuông  được sử dụng có viền trắng để tăng tính uy nghiêm, mỹ quan; kích thước các biển báo được điều chỉnh theo hướng tăng lên phù hợp với tốc độ khai thác cho phép; dễ quan sát, đảm bảo mỹ quan.

    - Biển báo I.423 (F,9 trong GMS) “Điểm bắt đầu đường đi bộ” là để chỉ nơi bắt đầu đoạn đường, tuyến phố dành cho người đi bộ, biển này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.

    - Hệ thống biển cảnh báo, biển chỉ dẫn cần nghiên cứu kỹ các điều kiện áp dụng, hạn chế tình trạng cắm quá nhiều biển báo (hạn chế biển cảnh báo Giao với đường không ưu tiên – biển W.207, biển người đi bộ sang đường I.423 trong đô thị, ở các vị trí tầm nhìn rõ ràng,..). Bổ sung một số loại biển ghép và chuyển một số biển ở nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh.

    - Các biển báo có nội dung sai khác hẳn giữa QCVN41:2016 và các quy chuẩn trước đây trong nhóm biển báo cấm, biển hiệu lệnh đã được quy định rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm hoặc khó khăn trong việc hướng dẫn và tuân thủ (xe ô tô con, xe taxi, quay đầu trái, quay đầu phải, rẽ trái, phải đồng thời kết hợp quay đầu xe…).

3. Về vạch sơn kẻ đường:

   -  Sơn tim đường phân làn xe chạy ngược chiều được sử dụng vạch sơn màu vàng, có chiều rộng 15 cm. Đối với vạch đứt nét tỷ lệ nét liền/ nét đứt là 1/2 (khi tốc độ xe chậm, qua đường cong bán kính nhỏ thì 1m liền /2m nét đứt và khi tốc độ cao thì 2m liền/4m đứt hoặc 3m liền/6m đứt).

  -  Sơn giới hạn mép phần xe chạy hoặc vạch phân cách làn cơ giới và thô sơ cần lưu ý các trường hợp áp dụng, tránh tình trạng đường đã hẹp nhưng sơn phân làn cơ giới/ thô sơ tràn lan. Lưu ý, khi tách làn xe cơ giới và xe thô sơ riêng thì nên sử dụng biển báo hoặc kết hợp sơn chữ “XE ĐẠP” trên làn xe thô sơ.  

4. Quy cách, hình vẽ, kích thước chi tiết của từng biển báo được quy định tại các Phụ lục của Quy chuẩn, đề nghị các đơn vị áp dụng để thiết kế, thi công đảm bảo tính thống nhất của hệ thống biển báo.

Đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả và nâng cao an toàn giao thông.

DXN - Phòng An toàn & QLGT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 1.685