|
|
|
|
|
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Ngày cập nhật 29/01/2008
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Theo đó sẽ dành hơn 60 nghìn tỷ đồng (dự kiến) để đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn từ nay đến năm 2020 nhằm mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh gắn kết thành một hệ thống thống nhất; hình thành mạng lưới liên hoàn kết nối các vùng kinh tế động lực trong tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như đảm bảo mối liên hệ với hệ thống giao thông của vùng, của cả nước.
Đối với đường bộ, sẽ cải tạo, nâng cấp, hoàn chỉnh Quốc lộ 1A, 49A, 49B, 14; xây dựng mạng lưới giao thông nội tỉnh kết nối giữa các huyện, thị trấn như: tuyến Phong Hiền-Quảng Thái, tuyến Km4 đường tỉnh 6 qua Phong Chương, Hòa Xuân đi Đền Lộc, tuyến tránh lũ từ Quốc lộ 1A đoạn Km802+500 đi Tỉnh lộ 11B đoạn Km 10. Xây dựng thêm một số cầu qua sông Hương qua phá Tam Giang...
Đến năm 2020, sân bay Phú Bài, một điểm giao thông quan trọng của Thừa Thiên Huế, sẽ được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế đảm bảo cho máy bay B777-200 hạ, cất cánh, lượng hành khách đạt 3,5 triệu hành khách/năm.
Về hệ thống đường sắt, giai đoạn 2007-2010, tỉnh sẽ nâng cấp Ga Huế và Ga Lăng Cô thành ga trung tâm để phục vụ khách du lịch, dịch chuyển ga Hương Thủy về khu công nghiệp Phú Bài; dịch chuyển ga Phò Trạch về phía Nam để phục vụ khu công nghiệp Phong Điền, chuyển ga Thừa Lưu về phía Nam gần Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; xây dựng tuyến đường sắt vào Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; giai đoạn 2010-2020, xây dựng thêm tuyến đường sắt vành đai về phía Tây để các đoàn tàu không có tuyến Huế không cần phải đi qua thành phố, tuyến đường sắt này không được đi gần các khu di tích lịch sử, văn hóa và không được phá vỡ cảnh quan đôi bờ sông Hương. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam định hướng xây dựng dịch về phía Tây của thành phố Huế tránh xa các di tích lịch sử, văn hóa.
Đối với mạng lưới giao thông đường thủy, các tuyến đường nằm trong quy hoạch của tỉnh bao gồm: tuyến Phá Tam Giang - Đầm cầu Hai dài 74 km; tuyến sông Hương từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần dài 34 km; và tuyến xây dựng bến thuyền Điền Hải thuộc phá Tam Giang, bến An Lỗ thuộc sông Bồ.
Trong thời gian tới, sẽ tập trung nâng cấp hệ thống cảng thủy, nhất là hệ thống cảng biển với hai cảng Thuận An và Chân Mây. Cảng Chân Mây đến năm 2020 sẽ nâng số cầu cảng lên 06 bến với tổng chiều dài bến đạt 1.350 m, có khả năng đón được tàu có trọng tải 50.000 WT, với lượng hàng hóa đạt trên 6 triệu tấn/năm.
Về vận tải hành khách, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng vận tải 16% từ nay đến năm 2020, năm 2010 đạt 30% hành khách đi lại trong thành phố bằng xe bus và đến năm 2020 lượng hành khách đi lại bằng phương tiện công cộng đạt 50%-60%, với một hệ thống vận chuyển hành khách công cộng thuận tiện và tiên tiến.
Xem toàn văn quyết định tại đây Theo Website tỉnh Các tin khác
|
Thống kê truy cập Truy cập tổng 3.015.864 Truy cập hiện tại 1.644
|
| |
|