Tìm kiếm tin tức

 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2019
Ngày cập nhật 03/10/2019

Thực hiện Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở năm 2019 và các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật. Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 (từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/5/2019) như sau:

          I. Kết quả hoạt động:

          1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn:

          Công tác tuyên truyền PBGDPL, Chuẩn tiếp cận pháp luật, Công tác hoà giải ở cơ sở luôn được Đảng uỷ, Lãnh đạo sở và các đơn vị quan tâm, quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc; từ đầu năm sở đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL và triển khai đến các đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức và người lao động bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

          2. Công tác triển khai thực hiện:

  Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Chuẩn tiếp cận pháp luật, Công tác hoà giải ở cơ sở 06 tháng đầu năm 2019 đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo đó Sở đã ban hành Kế hoạch 126/KH-SGTVT ngày 22/01/2019 về tuyên truyền PBGDPL năm 2019, Kế hoạch 85/KH-SGTVT ngày 16/01/2019 về theo dõi thi hành pháp luật năm 2019, Kế hoạch 86/KH-SGTVT ngày 16/01/2019 về thực hiện công tác quản lý về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2019, đồng thời chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị:

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18/CT-TƯ của Ban Bí thư TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và chống ùn tắc giao thông”;

- Tập trung tuyên truyền theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2019 “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản QPPL mới quan trọng như: Thông tư 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ GTVT quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; Luật trợ giúp pháp lý (có hiệu lực từ 01/01/2018); Luật Du lịch (có hiệu lực từ 01/01/2018); Luật Cảnh vệ (có hiệu lực từ 01/7/2018); Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (có hiệu lực từ 01/01/2018); Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (có hiệu lực từ 01/7/2018); Luật Đường sắt (có hiệu lực từ 01/7/2018); Luật Chuyển giao công nghệ (có hiệu lực từ 01/7/2018); Bộ Luật  Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017(có hiệu lực từ 01/01/2018);…

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản QPPL liên quan như: Bộ luật dân sự; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Cán bộ công chức; Luật Lao động; Luật Công đoàn; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phòng, Chống tham nhũng; Luật Trẻ em 2016; Luật Xây dựng; Luật Đầu tư công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Xử lý vi phạm hành chính;…

- Các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức nghiên cứu, triển khai việc thực hiện các văn bản QPPL chuyên ngành GTVT như:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Giao thông đường bộ 2008; Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 ban hành Quy chuẩn KTQG về biển báo hiệu đường bộ; Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 84/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư liên tịch liên tịch số 02/2016/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn về cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch; Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa; Thông tư số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa; Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT  ngày 09/6/2016 hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa; Thông tư 60/2015/TT-BGTVT  ngày 02/11/2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư  số 10/2014/TT - BGTVT ngày 23/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27/12/2012 và Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ; Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình, đường bộ …

Việc tuyên truyền PBGDPL được tiến hành bằng nhiều hình thức như:

- Tuyên truyền bằng miệng, phát công văn, tổ chức định kỳ theo tháng, lồng ghép với chương trình họp cơ quan, công đoàn, học nghị quyết …

- Phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh thông tin kịp thời tình hình trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền các thông điệp về an toàn giao thông, cảnh báo các nguy cơ gây tai nạn giao thông, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông; đặc biệt là ở các địa bàn nông thôn, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy và các vi phạm là nguyên nhân gây TNGT.

Cấp phát tài liệu, tờ rơi, pano áp phích…cho các địa phương, đơn vị như:

+ 300 cuốn “ Cẩm nang phòng chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia ”; + 05 cuốn sổ tay hướng dẫn thẩm tra, thẩm định ATGT;

+ 47 cuốn hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn;

+ 29 cuốn sổ tay hướng dẫn vận hành xe tải;

+ 500 tờ rơi phòng tránh đuối nước cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy.

- Tham gia đầy đủ các Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật do Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức.

Bên cạnh đó, chú trọng kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính với tuyên truyền phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

- Hoạt động “Ngày Pháp luật” được tổ chức tại các đơn vị, chủ yếu là giới thiệu nội dung các văn bản chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý của ngành, cơ quan đơn vị. Tuy nhiên hoạt động “Ngày Pháp luật” ở các đơn vị có lúc có nơi chưa được thường xuyên, liên tục.

- Đến nay các đơn vị đã đầu tư và xây dựng “Tủ sách Pháp luật”, nhưng hiệu quả sử dụng khai thác tủ sách pháp luật chưa cao, còn mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là do Cán bộ công chức đã sử dụng Internet để truy cập, tìm hiểu các văn bản QPPL mới nhất, kịp thời…Kinh phí dành cho mua sắm tài liệu, sách pháp luật còn hạn chế…

Ngoài ra, Sở còn chỉ đạo Thanh tra sở kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các qui định pháp luật, với công tác tuyên truyền phổ biến, vừa kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật.

3. Đánh giá chung:

a) Đánh giá:

Để làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL cần có hình thức tuyên truyền, phong phú, sinh động; để chính sách pháp luật có tác động trực tiếp vào đời sống kinh tế xã hội và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Tiếp tục củng cố, đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng “Tủ sách pháp luật” nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

Duy trì thường xuyên hoạt động “Ngày Pháp luật”, đưa hoạt động này vào nề nếp, thiết thực, hiệu quả.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL nên đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân. Tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải vẫn còn xảy ra nhiều, việc xử lý chưa triệt để ảnh hưởng đến việc xây dựng một xã hội công bằng , dân chủ và văn minh; làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân.

Đề nghị thường xuyên mở những lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác pháp chế về công tác xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện các chức năng cơ bản của công tác pháp chế.

b) Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

- Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị về ý nghĩa, vai trò của công tác phổ biến giáo dục pháp chưa đầy đủ.

- Công tác PBGDPL chưa được duy trì thường xuyên, một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy hết hiệu quả, như: Mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật” của một số đơn vị còn mang tính hình thức, đối phó; Tủ sách pháp luật chưa thu hút sự quan tâm của cán bộ công chức, viên chức, người lao động.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai quyết liệt nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình tai nạn giao thông vẫn còn một số vụ mang tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra.

- Việc triển khai các văn bản pháp luật mới trong một số trường hợp thiếu tính kịp thời.

4. Đề xuất, kiến nghị:

- Để làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL cần đổi mới hình thức tuyên truyền, phong phú, sinh động; để chính sách pháp luật có tác động trực tiếp vào đời sống kinh tế xã hội và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

- Tiếp tục đầu tư và nâng cấp “Tủ sách Pháp luật”, sử dụng và khai thác tủ sách pháp luật hiệu quả hơn; duy trì Hoạt động “Ngày Pháp luật” với nhiều hình thức và nội dung phong phú hơn; Phối hợp với Công đoàn Ngành và Ban an toàn giao thông tỉnh tăng cường các hình thức tuyên truyền thông qua bản tin nội bộ về đảm bảo trật tự ATGT, kết hợp với nhiều hình thức như phát hành tài liệu, tờ rơi, pano áp phích…và các hoạt động khác.

Duy trì thường xuyên hoạt động “Ngày Pháp luật”, đưa hoạt động này vào nề nếp, thiết thực, hiệu quả.

Đề nghị thường xuyên mở những lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác pháp chế về công tác xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện các chức năng cơ bản của công tác pháp chế.

Trên đây là Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 06 tháng đầu năm 2019 của Sở Giao thông vận tải. Kính gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.015.864
Truy cập hiện tại 1.763